Có nên phủ gầm xe ô tô không?
Rất nhiều nơi quảng cáo phủ gầm chống ồn, phủ gầm chống gỉ sét, cách nhiệt… vậy thực hư thế nào? Có nên phủ gầm ô tô không? Giá phủ gầm ô tô thường bao nhiêu?
Rất nhiều nơi quảng cáo phủ gầm chống ồn, phủ gầm chống gỉ sét, cách nhiệt… vậy thực hư thế nào? Phủ gầm ô tô có thực sự mang đến nhiều lợi ích? Có nên phủ gầm ô tô không?
Phủ gầm ô tô là việc xịt phủ lên trên toàn bộ bề mặt gầm xe ô tô một lớp sơn hóa chất chuyên dụng. Sơn phủ gầm ô tô thường là một hỗn hợp dung môi dạng sệt có các thành phần gốc nhựa tổng hợp hay cao su non. Lớp sơn đặc biệt này có tác dụng bảo vệ gầm xe tránh khỏi những nhân tố gây hại từ môi trường bên ngoài, giúp vệ sinh gầm xe dễ dàng hơn, tăng vẻ thẩm mỹ, đồng thời hỗ trợ cách âm gầm.
- Gầm xe ô tô là nơi dễ gỉ sét, hao mòn và xuống cấp nhất
Trong các bộ phận của xe ô tô, gầm xe là nơi gần như phải hứng chịu nhiều nhất các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Gầm ô tô là bộ phận thấp nhất của xe, chỉ cách mặt đường trung từ 120 – 250 mm. Các xe sedan/hatchback như Kia Morning, Toyota Vios, Toyota Camry… có gầm khá thấp, tầm 130 – 150 mm. Trong khi các xe 5 chỗ hay 7 chỗ crossover/SUV như Mazda CX-5, Honda CR-V, Toyota Fortuner… có gầm cao hơn nhưng cũng chỉ tầm 170 – 220 mm.
Điều này khiến gầm xe phải liên tục tiếp xúc với đất cát, sỏi đá, bụi bẩn, nước, bùn sình, nhựa đường, dầu mỡ, muối mặn… cùng nhiều tạp chất từ mặt đường. Các tác nhân này sẽ không chỉ làm bẩn, mà còn gây gỉ sét, ăn mòn, trầy xước, biến dạng… các chi tiết gầm xe ô tô. Thêm việc điều kiện đường sá nước ta chưa phát triển đồng bộ, một số nơi địa hình đường sá phức tạp càng tăng nguy cơ tổn hại gầm.
Mặt khác, nước ta là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều nắng cũng nhiều mưa. Các chi tiết gầm xe hầu như làm từ kim loại. Nắng mưa khiến độ ẩm thay đổi thường xuyên, tạo điều khiện lý tưởng cho quá trình oxy hóa, axit hóa diễn tiến nhanh hơn… Đây chính là nguyên nhân vì sao gầm xe ô tô nhanh xuống cấp, các khớp nối gỉ sét, hao mòn, mục dần… ảnh hưởng đến cấu trúc gầm.
Trong khi đó, gầm xe tập trung rất nhiều bộ phận quan trọng như phần khung gầm nâng đỡ toàn bộ xe, trục cát đăng truyền lực, cụm vi sai, hệ thống treo, hệ thống bánh xe, hệ thống ống xả… Như vậy, việc gầm ô tô bị xuống cấp gỉ sét, ăn mòn, biến dạng… không đơn giản chỉ gây mất thẩm mỹ, quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sự vận hành của một hoặc nhiều bộ phận của xe, thậm chí làm phần gầm yếu dần. Để khắc phục sẽ tốn kém rất nhiều chi phí.
- Gầm xe ô tô nguyên bản đã được phủ sơn bảo vệ chưa?
Hiện nay, hầu hết các xe ô tô trước khi xuất xưởng đến tay người dùng đều được nhà sản xuất tính toán sơn phủ chống gỉ để bảo vệ gầm ô tô. Tuy nhiên, với các dòng xe phổ thông, nhất là xe giá rẻ thì chất lượng lớp sơn phủ gầm này chưa cao.
Theo đúng quy chuẩn thì xe nào cũng được nhà sản xuất sơn phủ gầm, thường là 2 lớp. Tuy nhiên, vì để hạ giá bán, nhất là những xe giá rẻ hay xe lắp ráp, các lớp sơn phủ này dễ bị cắt giảm, mỏng hơn, chất lượng không cao.”
Lớp phủ gầm chất lượng không cao, gặp thêm đường sá nước ta nhiều bụi bẩn, nước mưa, đường ngập, đá dăm… lâu ngày lớp sơn này dễ bị bong tróc. Xịt nước thì các vết bẩn ở gầm xe rất khó tẩy rửa sạch hoàn toàn. Nên chạy xe vài năm, gầm xe thường xuống cấp, trông lem nhem, lốm đốm vết gỉ…”
Việc sơn phủ gầm xe ô tô là một giải pháp giúp gia cố, tăng cường thêm lớp bảo vệ cho toàn bộ gầm xe. Sơn phủ gầm ô tô có rất nhiều tác dụng:
Vật liệu sơn phủ gầm ô tô chuyên dụng có khả năng ngăn quá trình oxy hóa – axit hóa, chống gỉ sét, ăn mòn tối ưu. Trong các loại sơn phủ gầm thường có hàm lượng chất chống oxy hóa, chống ăn mòn rất cao. Đi đường nhiều bụi bẩn, đường đất đỏ, đường sình lầy, ngập nước (nước mưa, nước mặn)… chủ xe có thể yên tâm không lo xe bị gỉ, ăn mòn… bởi phần gầm xe đã được gia cố nhiều lớp sơn bảo vệ.
Ngoài ra, trong dung dịch sơn phủ gầm oto có nhiều dung môi chứa thành phần gốc nhựa dẻo cùng cao su giúp lớp sơn tính đàn hồi vĩnh viễn. Lớp sơn này giúp phủ trám các vết nứt, khe hở khớp nối, lỗ hỏng nhỏ… bảo vệ các chi tiết bên trong, ngăn nguy cơ kim loại bị ăn mòn. Nếu hỏi rằng có nên phun chống gỉ gầm xe ô tô không, thì câu trả lời chắc chắn là có, nhất là khi bạn bận rộn, ít có thời gian rửa xe, chăm sóc, bảo dưỡng gầm xe.
Bên cạnh các chất gây gỉ sét, ăn mòn… gầm xe còn rất dễ bị trầy xước, tổn hại, thậm chí biến dạng do bị các vật sắc nhọn, đá văng trúng hay cạ gầm… Ở điều kiện đường sá nước ta, tình trạng bị sỏi, đá văng va đập mạnh vào gầm rất thường xảy ra. Ngoài ra, việc leo lề, di chuyển đường xấu, các gờ… với các xe gầm thấp không khéo rất dễ bị cạ gầm gây trầy xước gầm…
Các dung môi chứa thành phần gốc nhựa dẻo và cao su trong thành phần sơn phủ gầm ô tô có tác dụng giúp gầm xe tránh được các trầy xước, tổn hại do đá văng, gầm bị cạ nhẹ…
Phủ gầm chống ồn có thực sự hiệu quả như quảng cáo không? Đây là vấn đề thu hút rất nhiều người quan tâm và tranh luận. Theo các chuyên gia, sơn phủ gầm không được xem là một giải pháp cách âm chính thống mang đến hiệu quả như nhiều lời giới thiệu “thần thánh hóa”. Tuy nhiên sơn gầm ô tô thực sự có công dụng hỗ trợ cách âm – chống ồn cho gầm xe. Tùy theo loại sơn phủ cũng như số lớp sơn mà phủ gầm có tác dụng tiêu âm, giảm ồn từ 20% – 60%.
Thứ nhất như đã đề cập ở trên, lớp sơn phủ gầm (thường phủ hơn 1 lớp) giúp trám kín các khe hở khớp nối, lỗ hổng… ngăn gió cùng tạp âm lọt vào bên trong.
Thứ hai trong sơn phủ gầm có nhiều dung môi chứa thành phần nhựa và cao su. Sơn lại được phủ nhiều lớp, lớp cuối dạng nhám hạt hay dạng sần có khả năng hỗ trợ cách âm, chống ồn, hạn chế tiếng ồn vọng từ gầm xe. Kiểu sơn dạng sần thường sử dụng sơn ở các hốc bánh xe nhằm tăng cường cách âm, ngăn tiếng vọng, tiếng đá văng từ hốc bánh xe.
Để tăng cường cách âm gầm xe, ngày nay nhiều người thường kết hợp dán cách âm xe hơi, lắp thêm thảm lót sàn 6D và phủ gầm xe.
Đặc biệt nếu chọn loại phủ gầm có thành phần cao su tổng hợp hay cao su non, khả năng tăng cường cách âm sẽ hiệu quả hơn. Phun cao su non gầm xe sẽ tạo ra một lớp phủ đàn hồi, giảm thiểu đáng kể tiếng vọng từ hốc bánh xe, tiếng đá lạo xạo, tiếng lẹt xẹt khi đá văng bắn vào gầm xe, hốc bánh xe.
Không chỉ cách âm, xịt phủ gầm xe ô tô còn có tác dụng hỗ trợ cách nhiệt, được xem như một cách chống nóng ô tô. Nhiệt độ trong xe tăng cao không chỉ do nắng nóng chiếu từ phần nóc xe, các kính xe mà còn do nhiệt độ cao hắt lên từ bề mặt đường. Các lớp sơn phủ gầm ô tô có khả năng hỗ trợ chống nóng, cách nhiệt gầm xe.
Phun gầm xe ô tô giúp việc vệ sinh gầm xe dễ dàng, bởi các tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ, bùn đất… sẽ khó bám vào gầm xe. Gầm xe trông mới hơn, sạch đẹp hơn.
Rất nhiều chủ xe vừa mua xe mới phân vân có nên sơn gầm xe ô tô mới hay không. Bởi xe ô tô mới mua đã có sẵn lớp sơn gầm rất mới, chưa hư hao gì thì việc sơn phủ thêm có phí tiền không. Theo các chuyên gia, phủ gầm xe hơi hiệu quả nhất là khi xe mới mua bởi phần gầm vẫn còn “zin” chưa bị hao mòn, hư hại, gỉ sét gì…
Khi xe mới mua, bản thân gầm xe chưa bị nhiễm các tạp chất gây gỉ sét, ăn mòn… Khi này, quy trình sơn gầm xe ô tô sẽ đơn giản hơn. Việc vệ sinh gầm nhanh chóng. Không cần qua bước tẩy gỉ sét. Mặt khác, khả năng liên kết giữa các lớp sơn phủ với lớp sơn “zin” của xe được bền nhất. Như vậy phủ gầm xe oto khi mới mua xe sẽ giúp khả năng bảo vệ gầm xe đạt mức cao nhất. Các chuyên gia khuyên nếu quyết định xịt phủ gầm oto thì nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Với ô tô qua nhiều năm sử dụng khi gầm xuất hiện các dấu hiệu gỉ sét, bạn cần đi tẩy vết gỉ và xịt phủ gầm gia cố bảo vệ ngay. Bởi việc xuất hiện gỉ cho thấy lớp sơn gầm “zin” theo xe đã có dấu hiệu xuống cấp. Nếu không tẩy gỉ, lâu ngày vết gỉ sẽ càng lan rộng, ảnh hưởng đến các chi tiết dưới gầm cũng như kết cấu toàn bộ khung gầm.
Mỗi cơ sở, trung tâm chăm sóc – làm đẹp ô tô thường sẽ có các quy trình sơn phủ gầm riêng. Tuy nhiên đa phần quy trình xịt phủ ô tô đều bao gồm các công đoạn:
Số lớp sơn phủ gầm tùy thuộc vào cơ sở xịt phủ cũng như loại sơn. Thông thường các cơ sở thường sơn 1 – 4 lớp tùy theo gói phủ gầm.
Một số người thắc mắc việc phủ gầm ô tô có thể tự làm tại nhà không? Theo các chuyên gia, cơ bản thì có thể tự xịt phủ gầm ô tô tại nhà. Bởi các sản phẩm sơn phủ gầm ô tô hiện được bày bán khá phổ biến trên thị trường. Người dùng có thể tìm mua và về tự phủ gầm xe của mình.
Tuy nhiên, việc tự phủ gầm ô tô tại nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn do không có các trang thiết bị hỗ trợ. Đầu tiên là phủ gầm cần có cầu nâng ô tô. Khác với sơn xe, để phủ gầm bắt buộc phải có cầu nâng hỗ trợ để nâng xe lên cao, từ đó mới có thể vệ sinh sạch gầm xe, tẩy gỉ và xịt phủ gầm. Thứ hai một số loại sơn phủ gầm cần có súng phun hỗ trợ. Ngoài ra cũng cần đến đèn sấy sơn hồng ngoại để lớp sơn nhanh khô.
Khó khăn tiếp theo là về kỹ thuật. Không phải bộ phần nào dưới gầm cũng có thể phủ sơn. Do đó, người thực hiện cần phải nắm rõ các bộ phận không được xịt sơn để có biện pháp tháo rời hoặc che chắn. Kỹ thuật xịt phủ gầm cũng rất quan trọng. Làm sao để xịt phủ đều tay hay xịt phủ dạng sần, tạo hạt không phải đơn giản…
Có thể thấy, nếu tự phủ gầm xe hơi tại nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rắc rối. Giá phủ gầm ô tô hiện cũng không quá đắt đỏ. Lời khuyên cho bạn là nên đến các cơ sở chuyên phủ gầm xe để được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp để có lớp sơn phủ chất lượng, đạt khả năng bảo vệ cao nhất.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở phủ gầm xe ô tô trên cả nước, tập trung nhiều ở các thành phố lớn như TP.HCM hay Bình Dương. Tuy nhiên, để tìm được một nơi phủ gầm ô tô uy tín, chất lượng, giá tốt và đáng tin cậy không phải là điều dễ dàng. Trong quá trình phủ gầm, chủ xe khó thể biết được “người ta làm gì với xe mình”, giới thiệu loại sơn này nhưng khi phủ sử dụng loại sơn khác, cam kết phủ 3 lớp nhưng phủ 1 lớp chủ xe cũng khó biết được.
Do đó, giá rẻ chưa hẳn đã tốt. Theo kinh nghiệm chia sẻ từ nhiều người, bạn nên tìm đến các cơ sở phủ gầm ô tô hoạt động lâu năm, nhận được nhiều đánh giá tốt.
TRUNG TÂM CHĂM SÓC - LÀM ĐẸP Ô TÔ ĐĂNG KHÔI AUTO
Hotline: 0909 981 604
Website: dangkhoiauto.com
Địa chỉ: 100/2 đường Liên Huyện, khu phố 1B, P.An Phú, tp.Thuận An, Bình Dương